Quản Lý Môi Trường Nước Ao Nuôi Tôm Mùa Mưa

Vào mùa mưa, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống bị biến động, mầm bệnh có cơ hội lây lan và xâm nhập gây khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Cùng đó, lượng nước mưa lớn sẽ gây ra hiện tượng thủy sản tràn bờ ao, đầm ra ngoài, gây thất thoát và thiệt hại cho người nuôi. Nếu không có những biện pháp kịp thời khắc phục thì thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản sẽ là rất lớn.
Các công việc cần làm khi nuôi tôm mùa mưa:
● Không để pH giảm thấp
Cần rải vôi CaO dọc theo bờ ao khi trời mưa với liều lượng hoặc đánh nâng pH liều lượng 5-10 kg/1.000 m3 nước vào ban đêm.
Đồng thời, lấy bột đá vôi xay CaCO3 hòa vào nước, tạt đều xuống ao sau khi trời mưa với liều 15 – 20 kg/1.000 m3 (chạy quạt để trộn đều nước), để duy trì hệ đệm khoáng chất trong nước ao.
Nên xử lý từ từ cho đến khi pH nằm trong ngưỡng cho php trong mùa mưa.
● Kiểm tra sau mưa
Ngay sau những cơn mưa, người nuôi tôm cần phải kiểm tra những biểu hiện hoạt động của tôm như hình dạng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, đường ruột của tôm, thức ăn …
Đồng thời, kiểm tra các yếu tố môi trường ao tôm như: pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn. Nếu có dấu hiệu bất thường cần xử lý ngay để hạn chế những bất lợi cho tôm nuôi.
● Giữ độ sâu mực nước tối ưu
Mực nước ao nuôi tôm dù trong mùa mưa hay mùa nóng đều không nên để quá sâu hoặc quá cạn.
Mức nước tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến ao tôm 1,4 – 1,6 m.
Khi mực nước cao do nước mưa sẽ dẫn đến thiếu oxy , lạnh đáy ao gây shock tôm.
Cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước trong ao, tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tràn bờ, vỡ cống bọng.
● Tránh phân tầng nhiệt độ nước
Nhiệt độ ao tôm chênh lệch biến động nhanh, nằm ngoài mức cho phép thì tôm sẽ shock sức đề kháng kém, thậm chí tôm bị chết.
Do đó, khi xuất hiện những cơn mưa lớn cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ, cung cấp thêm ôxy , rải kèm o6xy viên ( sodium percarbonate ) 3-5 kg/1.000 m3 nước và tăng nhiệt độ nước bằng cách đánh vôi CaO vào thời điểm khuya 3-5kg/1.000 m3 nước
● Không để nước bị đục
Sau những cơn mưa lớn nước ao tôm thường bị đục do chất hữu cơ, hạt sét bị nước mưa cuốn trôi từ trên bờ xuống; theo đó, làm hạn chế khả năng quang hợp của tảo làm tôm thiếu ôxy, tảo tàn đột ngột… Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng Polymer Anion liều dùng 100gr / 1.000 m3 nước nhằm lắng cặn và làm tăng ôxy cho tôm.
● Đánh khoáng, nâng kiềm, hạ kim loại nặng:
Trời mưa, chúng mưa người nôm đã cắt cử không cho tôm ăn, nhiệt độ và thời tiết biến động làm tôm dễ shock xu hướng nằm đáy ao nhiều, do đó cần bổ sung khoáng để tôm hấp thu tăng đề kháng và cứng vỏ, vì lượng phèn trên bờ gặp mưa trôi xuống ao hay shock môi trường sẽ làm tôm yếu vỏ, mềm vỏ hay lột vỏ bất thường.
Đối với tôm sú, độ kiềm thích hợp là 85 – 130 mg/l; còn tôm thẻ chân trắng 100 – 150 mg/l. Do đó, nếu sau mưa độ kiềm trong nước thấp cần dùng Sodium Bicarbonate 3-5 kg/ 1.000 m3 nước ao. Lưu ý, mỗi lần tăng độ kiềm chỉ nên tăng khoảng 10 mg/l, bởi nếu độ kiềm tăng quá nhanh sẽ làm tôm bị sốc, sức đề kháng giảm.
Sử dụng EDTA 4Na loại chất lượng để cô lập kim loại nặng, hỗ trợ hạ phèn, làm tôm không bị xưng mang, khó lột.
● Tôm bị nổi đầu do khí độc sau mưa
Ở những ao nuôi quá sâu ít có sự lưu thông nước, ao bị nhiễm phèn thường sau khi mưa sẽ có hiện tượng tôm nổi đầu. Nguyên nhân chính là do phèn bị rửa trôi làm giảm pH trong nước, H2S ở đáy ao sẽ độc hơn làm tôm suy yếu và nổi lên mặt nước.
Để giải quyết vấn đề này người nuôi cần tháo bỏ tầng nước đáy ao, hòa vôi tạt đều khắp ao để nâng pH lên.
Sử dụng oxy viên ( sodium percarbonate ) rải ao vào những thời điểm gần sáng và chiều tối 3-5 kg/1.000 m3 nước
● Ao bị mất tảo sau mưa
Do độ kiềm và CO2 thay đổi nhanh chóng khi trời mưa nên có thể làm giảm đột ngột mật độ tảo trong ao nuôi, tình trạng này thường gặp ở ao nuôi nằm trong vùng đất cát và vùng nhiễm phèn.
Giải quyết vấn đề này người nuôi cần phải gây màu nước lại hoặc thêm vào ao lượng nước có mật độ tảo ao từ các ao bên cạnh.
Sử dụng vi sinh EM, hoặc dùng vi sinh hiếu khí buổi sáng sẽ kích tảo non lên nhanh.
● Giảm thiểu các khí độc:
– Trời mưa thì không thể đánh vi sinh chiều tối để hạ khí độc, do chúng tôi cần sử dụng vôi CaO để trung hòa pH và giữ ấm nước ao. Do đó để giảm khí độc người nuôi cần sử dụng zeolite trộn yucca chất lượng để giảm khí độc có trong ao, đồng thời cải thiện độc đục của nước, chống shock cho tôm dưới ao.
Khi thấy thời tiết đảm đạm, sắp mưa cần ngưng cho ăn nếu mưa đến gần. Sau khi mưa dứt cần kiểm tra xử lý môi trường về mức ổn định và bắt đầu cho ăn nhẹ số thức ăn có kèm vitamin, dinh dưỡng tăng đề kháng. Việc cho tôm ăn liền sau mưa hay chưa điều chỉnh môi trường nước ao nuôi về trạng thái ổn định mà cho tôm ăn sẽ gây tình trạng tôm yếu, dẫn đến mất kháng thể và chết lai rai trong ao.
Trên đây là một số biện pháp xử lý môi trường nước ao nuôi tôm mùa mưa để tham khảo, chúc bà con mùa vụ thành công.
Nguồn: tài liệu Khoa NTTS ĐH Nông Lâm TP.HCM
———————-
Cung cấp nguyên liệu – vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản:
Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech
Hotline: 0766.788.202