Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Ao nhiễm phèn thường rất khó xử lý triệt để, cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Nguyên nhân gây ra phèn trong ao nuôi tôm
Nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là do vùng đất tại ao có chứa hàm lượng sulfat cao. Đất nhiễm phèn là loại đất được hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Các sinh vật này bị phân huỷ yếm khí, giải phóng ra lưu huỳnh (S). Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2).
Khi tiếp xúc với không khí, pyrite trong đất ẩm bị oxy hóa hình thành các oxít sắt và axít sulfuric. Axít sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Kết quả là đất bị chua, nước có pH thấp (gọi là đất nhiễm phèn) và chứa các kim loại độc hại vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm nuôi.
Mặt khác khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.
- Dấu hiệu nhận biết ao bị nhiễm phèn
– Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, đối với ao nuôi tôm trên những vùng đất như thế này thì việc xử lý phèn sẽ rất khó.
– Nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra không có tảo phát triển và nhất là sau khi mưa là có hiện tượng này xảy ra.
– Toàn bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong sang màu vàng nhạt đến vàng đậm, chạm vào vỏ tôm có cảm giác cứng hơn bình thường, đồng thời mang tôm chuyển sang màu vàng và sơ cứng lại.
– Tôm khó lột xác và bắt đầu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài, nếu ao bị phèn nặng tôm sẽ dạt bờ tấp mé và chết rải rác, do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp của tôm.
- Tác hại của phèn trong ao nuôi tôm
– Phèn sẽ tác động xấu đến môi trường nước cũng như đến tôm trong ao nuôi, đất phèn thường đi đôi với pH thấp, lượng canxi, magie cũng rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước.
– Làm tôm khó lột vỏ nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm. Tạo nên hiện tượng tôm bị mềm vỏ hoặc tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị “bệnh vảnh mang” dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỉ lệ sống của tôm không cao.
– Đất phèn tạo ra môi trường acid ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể, làm tôm chậm lớn. Nước phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi.
– Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ.
– Giảm độ kiềm và pH ao nuôi, phá hủy nguồn thức ăn tự nhiên và tạo màng nhớt do Fe3+ hòa tan vào nước tạo thành ván màu cam, vi khuẩn ưu sắt phát triển tạo màng dầu.
– Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, “nước ao trong”, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm. Thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.
- Một số biện pháp phổ biến phòng tránh, xử lý ao tôm bị nhiễm phèn
– Vôi nóng CaO xay là chất giúp khử phèn tốt, tuy nhiên đánh nhiều làm PH tăng nên chỉ đánh khi mưa to nhiều hoặc chỉ số phèn quá cao. Nếu PH cao nên đánh mật đường xuống ao ( 10 lit mật đường/ 1000 m3 nước ).
– EDTA 4 Muối ( EDTA 4 Na ) giải phèn và kim loại nặng, độc tố trong nước, phá ván bọt phèn khi chạy quạt, tuy nhiên giá thành cao nên công dụng đánh chủ yếu lúc tôm xưng mang , vàng mang khó lột và chu kỳ đánh nên 3-5 ngày đánh 1 lần liều chuẩn của EDTA có hàm lượng 85% trở lên là 1 kg/ 1000 m3 nước .
– Sodium Thiosulfate, khử độc và dư lượng hóa chất có hại cho tôm trong nước ao nuôi, góp phần hạ phèn ổn định môi trường.
– Lắng tụ ( Polymer , PAC ) gom bợn , chất lơ lững trong nước và lắng xuống đáy ao , gom về hố ao để hạn chế phèn phát tán trong ao nuôi tôm
– Bổ sung các khoáng chất đa lượng ( Canxi , Kali , Magie ) và khoáng hữu cơ để làm khoáng hóa môi trường nước trong ao nuôi tôm, hạn chế mất dinh dưỡng do phèn gây ra. Từ đó kích thích gây tảo ổn định PH.
– Bột canxi ( CaCO3 ) : tăng khoáng chất, tăng hệ đệm, làm nước ao bớt trong do phèn, khoáng hóa nền đáy ao khi lắng, góp phần hạ phèn nhưng ít làm biến động PH hơn vôi nóng CaO
– Phân bón lân , dễ tìm và giá rẻ nhưng dùng nhiều làm đáy ao có nhiều bùn khó nuôi tôm size lớn và lân cũng làm tảo phát triển nhanh do đó chỉ nên sử dụng ban đầu khi tôm bắt đầu thả cho tới ngày nuôi thứ 30 là hạn chế sử dụng lân về sau.
Lưu ý : Qúa trình khử phèn và hạ phèn cần thời gian để tiến đến kết quả mong muốn. Do đó độ phèn khi đo sẽ hạ dần chứ không hết hoàn toàn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người sử dụng có thể điều chỉnh tùy theo mong muốn và hoàn cảnh.
Thông tin liên hệ mua hóa chất – vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm, nhập khẩu USA:
Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech
- VP: Lầu 23 HQC Plaza Nguyễn Văn Linh, Xã An Phú Tây, Bình Chánh, TP.HCM
- Điện thoại: 0766.688.202