NHẬN BIẾT VI BÀO TỬ TRÙNG EHP TRÊN TÔM THẺ VÀ ĐIỀU TRỊ

Hiện nay, hiện tượng tôm chậm lớn đang làm thiệt hại cho người nuôi tôm. Nguyên nhân , cách nhận biết, điều trị xin được chia sẽ sau đây để tránh bệnh nhiễm vi bào tử trùng với bệnh do khuẩn gan tỵ.

Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP ) là một ký sinh trùng ký sinh trong gan tụy và ruột giữa, và tôm nhiễm sẽ bị chậm lớn.

Tôm bị còi cọc, chậm lớn

Nhiều trường hợp tôm bị kết hợp với bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính.

Nhiễm EHP ở tôm con là do tại các trại sản xuất giống xử lý an toàn sinh học kém, lỗi nghiêm trọng của các trại giống sx tôm này là việc sử dụng cho tôm bố mẹ nguồn thức ăn tươi sống (ví dụ như giun nhiều tơ, các loài hai mảnh vỏ,…)

Vì vậy việc chọn mua tôm giống có uy tín tuân thủ quy định về an toàn sản xuất tôm giống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thành công trong vụ nuôi.

 

Biểu hiện tôm bị nhiễm vi trùng bào tử EHP:

– Trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa, một số khác bị đục 1 đốm ở cuối thân gần đuôi tôm, tôm mềm vỏ ốp thân.

– Phần thân kế đuôi tôm không được thẳng.

– Gan tôm bị trắng hoặc xanh , teo gan , xưng gan.

– Tôm bị các bệnh đường ruột, phân lỏng, đỏ ruột, không thấy đường ruột, ăn yếu, chậm phát triển.

Điều trị nội kí sinh trùng khi ao tôm bị dấu hiệu nhiễm EHP:

– Cho ăn thuốc Praziquantel hàm lượng 20-30% với liều 3-5 ml/kg thức ăn, ăn liên tục 2-3 ngày

– Hoặc cho ăn thuốc Ivermectin 1% với liều 1 ml/kg thức ăn, ăn liên tục 2 ngày. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 lần  sáng sớm, mỗi lần chỉ trộn 30% thức ăn của 1 cử có ivermectin 1%.

– Những ngày sau nên trộn ăn sorbitol hay cao atiso, dinh dưỡng bổ gan để hồi phục gan tôm tốt hơn.

– Điều trị kí sinh trùng – vi bào tử trùng trên tôm nên định kỳ 10-12 ngày thực hiện lại 1 tour

Điều trị ngoại kí sinh trùng khi ao tôm bị dấu hiệu nhiễm EHP:

– Ngày thứ 1: sử dụng Protectol với liều 1 lit/1.000 m3 nước ao, xử lý nước bằng enzyme và yucca.

– Ngày thứ 2: đánh tiếp liệu trình như ngày đầu tiên.

– Ngày thứ 3: Đánh lại EDTA rồi xử lý vi sinh xử lý nước ao.

 

Quá trình tôm bị tổn thương gan, ruột bởi EHP cần thời gian tôm phục hồi, nên trong giai đoạn điều trị cần giảm thức ăn cho tôm ăn, không nên ăn sau 16h chiều. Cần xử lý nước ao ổn định, bổ sung khoáng chất tốt và đủ vào ao mỗi ngày suốt quá trình nuôi thì quá trình hồi phục sẽ nhanh chống và sớm tăng trưởng nhanh trở lại.

Lưu ý: sau quá trình điều trị nên ngưng sử dụng thuốc điều trị ( và kháng sinh nếu có ) trước thu hoạch 2 tuần để tránh dư lượng thuốc còn tồn tại trong cơ thể tôm.


Thông tin liên hệ mua nguyên liệu nuôi tôm nhập khẩu:

Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech

  • VP: Lầu 23 HQC Plaza Nguyễn Văn Linh, Xã An Phú Tây, Bình Chánh, TP.HCM
  • Điện thoại: 0766.688.202