TÌM HIỂU LỢI KHUẨN LACTOBACILLUS DÙNG TRONG CHĂN NUÔI

  1. Lactobacillus có những đặc tính sau:

– Là vi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn có khả năng sinh acid lactic

– Lactobacillus là vi khuẩn gram dương, dạng hình que, không sinh bào tử, có khả năng lên men hiếu khí và kỵ khí

– Lactobacillus thường có mặt ở ruột non và “giúp giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột”, được xem như là một chất kháng sinh tự nhiên chống các vi sinh vật có hại.

  1. Những ứng dụng của Lactobacillus:

– Vi khuẩn Lactobacillus dùng ủ chua thức ăn chăn nuôi:

Lactobacillus làm giảm môi trường pH trong đường ruột, kích thích hoạt hóa kháng khuẩn, chống lại những vi khuẩn gây hại nghiêm trọng với vật nuôi như E. coli, S. typhi, Klebsiella sp,… nhờ đó có thể hoạt hóa và phát huy lợi ích đối với hệ tiêu hóa vật nuôi.

Dịch mật chứa các men và enzyme tiêu hóa, làm phá hủy màng tế bào vi sinh vật và tiêu diệt vi khuẩn. Các chủng vi sinh Lactobacillus có khả năng sống trong môi trường dịch mật nồng độ lên tới 2%.

Vi khuẩn Lactobacillus có khả năng bám dính trên biểu mô đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa của vật nuôi.

Vi khuẩn Lactobacillus tạo ra các chất kháng khuẩn như bacteriocin, các acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic,…

Lactobacillus tạo ra bacteriocin và nhiều chất kháng khuẩn khác như: H2O2 CO2,… Phòng ngừa và ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của vật nuôi.

Bên cạnh đó, Lactobacillus còn có khả năng tiêu hóa chất xơ có trong lúa mạch đen, lúa mì, men bia… giúp vật nuôi cải thiện tốt những vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng.

– Vi khuẩn Lactobacillus xử lý nước ao nuôi trồng thủy sản:

Chế phẩm sinh học chứa hỗn hợp Bacillus spp và Lactobacillus spp ngày nay được dùng phổ biến trong xử lý môi trường nước ao nuôi trồng thủy sản. Chúng ức chế Vibrio và các khuẩn có hại, giúp tạo môi trường lợi khuẩn, hạn chế bệnh cho tôm cá. Đồng thời phân hủy chất hữu cơ dư thừa, giảm khí độc, giúp hệ sinh thái nước ao nuôi tôm cá ổn định.

  1. Lactobacillus chịu nhiệt và không chịu nhiệt:

Lactobacillus ngày càng phổ biến, probiotic này có nhiều loài như: L.acidophilus, L.casei, L.plantarum, L.reuteri, L.rhamnosus, L.paracasei, v.v… tuy cùng gần giống nhau về tác dụng nhưng lại khác nhau về khả năng chịu nhiệt, đa phần các loại Lactobacillus sinh trưởng và chịu nhiệt tốt trong khoảng < 39 độ C, tuy nhiên khi nhiệt độ thay đổi cao hơn chúng phân ra làm 2 nhóm.

– Nhóm các “dòng không chịu nhiệt” sẽ không sống và tồn tại khi nhiệt độ cao 40 – 60 độ C, cần được bảo quản tốt ở nhiệt độ thấp 2-8 oC: thường bổ sung thức ăn chăn nuôi.

– Nhóm các “dòng chịu nhiệt cao” sẽ sống và phát triển ở dãy nhiệt độ cao 60 – 100 độ C, bảo quản được ở nhiệt độ phòng thông thường: khả năng sống lâu và tăng trưởng tốt hơn, thường bổ sung thức ăn chăn nuôi và cả sử lý môi trường

Do đó tùy vào đặc tính và điều kiện sử dụng, chúng ta có thể lựa chọn dòng vi khuẩn Lactobacillus phù hợp để sử dụng cho hiệu quả với mục đích sử dụng.

———————————————————————————————————————————————————————–

Thông tin liên hệ mua vi sinh Lactobacillus chăn nuôi, xử lý nước ao nuôi tôm cá, nhập khẩu USA:

Công Ty TNHH MTV Việt Nhật Biotech

  • VP: Lầu 23 HQC Plaza Nguyễn Văn Linh, Xã An Phú Tây, Bình Chánh, TP.HCM
  • Điện thoại: 0766.688.202