Màu sắc gan tôm thể hiện điều gì?
– Gan đỏ: gánh nặng trên gan, hoặc có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy yếu.
– Gan vàng: Khả năng tiêu hoá bất thường, chuyển hoá không đầy đủ các chất dinh dưỡng.
– Gan trắng: Sau khi gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá năng lượng, hết glycogen gan và protein.
– Gan đen: Dư lượng thuốc hoặc sự chết đi của các tế bào giải độc gan, nguyên nhân do các chỉ số hoá lý (không thể đảo ngược).
– Gan co lại: Do nhiều yếu tố phức tạp.
Có rất nhiều các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gan tôm bị bệnh. Trong đó, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khiến gan tôm bị bệnh phải kể đến như:
Các loại thức ăn dành cho tôm có hàm lượng chất dinh dưỡng không đồng đều, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm xuất hiện tảo độc, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chịu ảnh hưởng từ thời tiết hoặc vi khuẩn tấn công; trong ao hồ có chứa khí độc H2S, NH3, NO2…
Vậy khi người nuôi đã có thể quan sát gan tôm bằng mắt thường, nhận thấy giống một trong những dấu hiệu trên thì cần nên làm các công việc như sau:
– Kiểm tra mật độ vi khuẩn nước ao nuôi tôm, trên tôm bằng cách đưa mẫu nước, mẫu tôm đến các phòng xét nghiệm gần nhất để có thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
– Tìm giải pháp khắc phụ khi đã có nguyên nhân gây nên, tuy nhiên ở mỗi bệnh lý trên gan đều có những cách chữa trị khác nhau, có thể dứt điểm hoặc không thể chữa trị hết hoàn toàn, đều này là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, để phòng tôm mắc các bệnh về gan gây thiệt hại lớn cho cả vụ nuôi. Người nuôi nên chủ động cải tạo ao đúng cách, diệt trừ các mầm bệnh trước khi thả giống. Sử dụng nguồn giống đã qua kiểm định, không nhiễm bệnh, hạn chế mầm bệnh lây nhiễm chéo giữa các ao, các khu nuôi với nhau là điều rất cần thiết.
Tép Bạc 02/02/2024